Trung ương Đoàn cử đồng chí Vương Bích Vượng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn làm Đội trưởng kiêm Bí thư chi bộ, các đồng chí Võ Đức, Đặng Hồ Khuê làm đội phó và sau một thời gian các đồng chí Tạ Văn Sỹ, Vũ Thọ, Hoàng Minh Đới được bổ xung vào Ban chỉ huy Đội. Trung ương Đoàn chịu trách nhiệm về mặt tổ chức đội ngũ, làm công tác chính trị tư tưởng; Tổng cục Cung cấp (thuộc Bộ Quốc Phòng) lo về chế độ chính sách và trực tiếp điều động phân công công tác cho Đội TNXP theo yêu cầu của Ban chi huy Mặt trận.
BIA ĐỊA DANH LỊCH SỬ T.N.X.P.
Trung ương Đoàn đã tuyển quân ở tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang… Cuối tháng 8/1950 lễ xuất quân được tổ chức tại Núi Hồng, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Bí thư Trung ương đoàn Nguyễn Lam đã đến động viên và tiễn đoàn lên đường đi chiến dịch. Với 225 cán bộ đội viên, trong đó có một số đảng viên trẻ còn hầu hết là đoàn viên thanh niên cứu quốc. Toàn đội chỉ có duy nhất một đội viên nữ Lê Kim Hạnh là y tá, cùng hành quân ngược lên Cao Bằng phục vụ chiến dịch. Ngày 16/9/1950 chiến dịch mở màn, ta nổ súng đánh vào cứ điểm Đông Khê, đội TNXP được giao nhiệm vụ làm nòng cốt đi đầu trong lực lượng tiếp đạn, tải thương, bám sát bộ đội, dũng cảm vượt qua lửa đạn tiếp đạn kịp thời và đưa thương binh về hậu tuyến. Sau chiến dịch, TNXP làm nhiệm vụ thu dọn chiến trường. Khắp sườn đồi, khe suối xác giặc ngổn ngang, mùi hôi thối bốc lên kinh khủng, nhưng TNXP vẫn chịu đựng, hoàn thành nhiệm vụ được giao. TNXP còn cùng với bộ đội lùng bắt tàn quân, đưa về cả 1 trung đội hàng binh giao cho Ban chỉ huy mặt trận. Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, Đội TNXP vinh dự được Bác Hồ gửi thư khen và tại lễ mừng công tổ chức ở thị xã Cao Bằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy mặt trận đã tuyên dương Đội TNXP “Nêu cao tinh thần tích cực xung phong, triệt để tuân theo kỉ luật chiến trường, tổ chức chặt chẽ…” Trung ương đoàn đã động viên và khen ngợi thành tích đầu tiên của Đội TNXP. Rút kinh nghiệm việc tổ chức Đội TNXP đầu tiên, tháng 10/1950 Trung ương Đoàn chỉ đạo phát triển lực lượng TNXP để phục vụ chiến dịch mới. Tuyển dụng thanh niên ở các tỉnh trung du, đưa tổng số TNXP lên trên 2.000 người và bắt đầu có tuyển nữ thanh niên. Số lượng đông, dưới Đội có thành lập các Liên phân đội (LPĐ), gồm có các Phân đội (tiểu đội). Ở mỗi LPĐ đều có chi bộ đảng và chi đoàn TNCQ. Ở cấp Đội có thành lập Liên chi ủy trực thuộc Đảng ủy Tổng cục Cung cấp. Tháng 11/1950 ta mở chiến dịch Trung du[ii], 8 LPĐ TNXP trực tiếp phục vụ tại mặt trận Vĩnh Yên, Phúc Yên…Tại mặt trận này, ta và địch dành giật nhau núi Đanh, ta chiếm, địch phản kích chiếm lại, thương binh nhiều nên đêm xuống, TNXP phải vượt qua lửa đạn vào trận địa đưa thương binh ra trước khi trời sáng. Tại chiến dịch này LPĐ 1 được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba. Đầu năm 1951, 9 LPĐ TNXP tham gia chiến dịch Hoàng Hoa Thám[iii] trực tiếp phục vụ mặt trận Mạo Khê, Đông Triều (Quảng Yên). Công tác tải thương gặp vô vàn khó khăn, ròng rã nhiều ngày phải vượt qua bom đạn địch, trong trời mưa tầm tã, qua đèo dốc trơn như đổ mỡ, nhất là qua đèo Thung, đèo Cốc, chỉ lỡ chân là cả người cả cáng thương binh lăn xuống vực. TNXP phải quỳ xuống bùn làm bậc thang để đồng đội và dân công có chỗ vịn, từng bước đưa thương binh lên xuống dốc an toàn. Kết thúc chiến dịch LPĐ 307 được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhì. Đồng chí phụ trách quân y mặt trận đã nói: “Không có TNXP không thể nào bảo đảm vận chuyển thương binh trong chiến dịch đường số 18”. Sau các chiến dịch, các LPĐ tập trung về quốc lộ 3, được bổ sung và nhiền LPĐ mới được thành lập như: 310, 312, Trần Phú, Hà Huy Tập, Hoàng Hoa Thám, Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong, Minh Khai, Hoàng Hữu Nam, Tô Hiệu, Hồ Tùng Mậu làm nhiệm vụ đảm bảo giao thông từ Cao Bằng về đến Thái Nguyên. Đêm đêm các đoàn xe vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men của các nước anh em viện trợ vượt qua biến giới Việt Trung về xuôi tỏa ra cung cấp cho các mặt trận. Các LPĐ phải làm nhiều việc: Làm cầu, cống, sửa đường, làm đường tránh, đường ngầm, bến phà, san lấp hố bom, phá bom nổ chậm, tham gia xây dựng các kho, vận chuyển vũ khí, đạn dược, quân trang… theo yêu cầu của Cục Quân khí, Cục Vận tải. Vinh dự đối với Đội TNXP công tác Trung ương là tối ngày 20/3/1951 trên đường đi công tác Bác Hồ đã vào thăm LPĐ 312 đang sửa chữa và bảo vệ cầu Nà Cù (thôn Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn). Tại đây sau khi hỏi thăm về sức khỏe, cuộc sống của các cháu, Bác báo tin vui thắng lợi của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ II, bằng những lời ngắn gọn dễ hiểu Bác giải thích tại sao Đảng ta lại lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam và nêu những nhiệm vụ lớn của toàn Đảng toàn dân trong thời gian tới. Trước lúc tạm biệt, Bác đọc tặng bốn câu thơ:
“Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí cũng làm nên”.
Thơ của Bác thấm sâu vào tâm khảm, trở thành phương châm hành động và động viên mạnh mẽ không chỉ đối với LPĐ 312 mà đối với cả lực lượng TNXP. Làm theo lời Bác dạy, TNXP vượt qua máy bay địch bắn phá hàng ngày, vượt qua bao khó khăn: Mưa lũ, thiếu gạo có khi phải ăn ngô, khoai, sắn hàng tháng, thậm chí ăn cả măng rừng và rau tàu bay, rau dền gai, nhưng đêm đêm TNXP vẫn có mặt ở các trọng điểm cầu đường. Làm việc với cả sức lực của mình đến giờ giải lao mọi người lại cùng nhau nhảy múa điệu nhạc dân dã – son la son – quen thuộc để xua tan những nỗi vất vả nhọc nhằn. Hết giờ giải lao lại hăng say làm việc đến gần sáng mới về nghỉ… Tuy gặp bao khó khăn, gian khổ, thiếu thốn…nhưng các đơn vị TNXP trên quốc lộ số 3 ít khi để tắc đường, tắc cầu quá 48 giờ. Đêm đêm những đoàn xe trở đầy viện trợ của các nước anh em vẫn về xuôi an toàn trước những ánh mắt, nụ cười hồn nhiên và những cái vẫy tay trìu mến của các chàng trai, cô gái TNXP. Tháng 10/1951 ta mở chiến dịch Hòa Bình[iv], LPĐ Hoàng Hữu Nam được điều động đi phục vụ chiến dịch. Ta tấn công các đồn xung quanh thị xã Hòa Bình, chiến sự ác liệt, thương binh nhiều, TNXP rất dũng cảm, không sợ nguy hiểm, bám sát bộ đội đưa thương binh ra ngoài trước khi trời sáng mỗi ngày. Nữ TNXP Nguyễn Thị Thông xông pha dưới làn lửa đạn để cứu thương binh, có đêm chị 7 lần vào trận địa cõng thương binh ra ngoài. Phân đội 5 có 17 nữ TNXP thì có 10 chị em được Bộ chỉ huy mặt trận khen thưởng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp có điện khen TNXP và dân công. Bức điện có đoạn: “Đội TNXP công tác tích cực, gương mẫu trong mọi nhiệm vụ, làm việc có kỷ luật biết thương yêu binh sĩ, nhất là chăm sóc thương binh chu đáo…” Mùa thu năm 1952 chiến dịch Tây Bắc[v] mở màn, các Phân đội 1, 2, 3, 4, 5, Hoàng Hữu Nam, Trần Hưng Đạo và Tô Hiệu được tham gia chiến dịch. Mặt trận kéo dài từ 200 km đến 300 km. Trừ 2 LPĐ Trần Hưng Đạo và Tô Hiệu còn được tập trung còn các LPĐ khác đều phải phân tán theo yêu cầu của chiến dịch. TNXP đảm nhiệm nhiều việc: sửa chữa cầu đường đảm bảo thông suốt cho mặt trận, tiếp tế đạn dược, lương thực, thuốc men… kịp thời cho bộ đội chiến đấu, làm kho, quản lý các kho hàng, làm giao thông liên lạc hỏa tốc, làm nơi ăn, ở, đón tiếp, hướng dẫn dân công phục vụ chiến dịch. Ngoài ra còn phải phục vụ những việc đột xuất như cứu xe, cứu hàng… Hằng ngày, máy bay địch bắn phá, thả bom nổ ngay, nổ chậm, đêm chúng bắn pháo sáng cho máy bay lùng sục, cản đường tiếp tế của ta. Trong gian khổ, khó khăn, nguy hiểm… TNXP vẫn ngày đêm bám sát các trọng điểm phục vụ kịp thời các yêu cầu của mặt trận. Càng khó khăn, TNXP càng nêu cao vai trò xung kích đi đầu thúc đẩy dân công phục vụ, giải quyết được vấn đề khó khăn nhất là công tác hậu cần, cùng hàng vạn dân công đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch. Tổng kết 3 tháng phục vụ chiến dịch Tây Bắc, LPĐ Tô Hiệu được thưởng Huân chương Kháng chiến hạng 3, LPĐ Trần Hưng Đạo được thưởng Huân chương Chiến công hạng 3. LPĐ III được Trung ương Đoàn khen ngợi và quyết định cho đơn vị được mang tên Hăng-ri Mactanh[vi] (người thanh niên Pháp tiêu biểu đã anh dũng đấu tranh, phản đối chiến tranh xâm lược của chính phủ Pháp ở Việt Nam). Sau chiến dịch Tây Bắc, 8 LPĐ TNXP cùng bộ đội tình nguyện Việt Nam sang giúp nước bạn mở chiến dịch Thượng Lào[vii]. Đường sá xa xôi hiểm trở, từ hậu phương ra tiền tuyến cách 300 km. Thượng Lào núi rừng trùng trùng điệp điệp, khí hậu khắc nghiệt. Bộ đội và TNXP gặp vô vàn khó khăn, gian khổ. Các đơn vị TNXP đảm nhiệm 30 đầu việc khác nhau. Ngoài nhiệm vụ tiếp đạn, tải thương, đảm bảo giao thông, thông suốt cho mặt trận là chủ yếu, TNXP còn có nhiệm vụ chuyển pháo qua đèo, phá bom nổ chậm nhất là trên đường 41 và đèo Pa Háng, nơi máy bay địch bắn phá ác liệt hàng ngày, vận chuyển xăng bằng đường sông; quản lý kho, thông tin liên lạc hỏa tốc, thu dọn chiến trường,v v… Trong chiến dịch Thượng Lào, nhiều TNXP đã hi sinh anh dũng trên đất bạn. Nhiều tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. LPĐ Trần Hưng Đạo, Tô Hiệu và LPĐ II được Tổng cục Cung cấp khen thưởng ngay trong chiến dịch. Đồng chí Vũ Viết Thân đã có thành tích trong việc cứu cầu Nà Cù (Bắc Cạn) bị lũ cuốn trôi năm 1951, nay lại có thành tích lớn, đã được Bộ Tổng tư lệnh tặng giấy khen. Chiến dịch Thượng Lào thắng lợi, bộ đội và dân công rút về nước. Riêng 8 LPĐ TNXP vẫn ở lại, giúp nước bạn thu dọn chiến trường… đến hạ tuần tháng 6 năm 1953 mới trở về Tây Bắc. Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn, nhất là sau khi Bác đến thăm phân đội 312 và tặng TNXP lá cờ “Thi đua khá nhất”, đội TNXP công tác Trung ương đã phát động nhiều đợt thi đua chào mừng các sự kiện lịch sử như Đại hội thi đua toàn quân, toàn quốc, mừng ngày sinh nhật Bác hàng năm. Phong trào thi đua được phát triển đều khắp ở các LPĐ, có nhiều kết quả, có tác dụng tốt trong các đợt phục vụ chiến dịch và trong công tác bảo đảm giao thông cầu đường và còn tác động đến cả tình hình sinh hoạt, học tập, vệ sinh phòng bệnh, tăng gia, chăn nuôi của nhiều đơn vị. Tháng 2/1952, Đội TNXP đã mở Đại hội thi đua năm 1951, bầu được 7 chiến sĩ thi đua cấp Đội, 27 chiến sĩ thi đua cấp LPĐ và nhiều cá nhân gương mẫu. Tháng 1/1953 mở Đại hội tổng kết mùa thi đua năm 1952 đã bầu được 32 chiến sĩ thi đua cấp Đội, 79 chiến sĩ thi đua cấp LPĐ và hàng trăm cá nhân xuất sắc. Trong số chiến sĩ thi đua cấp Đội có 2 đồng chí Vũ Viết Thân và Nguyễn Thị Thành được bầu là Chiến sỹ thi đua yêu nước toàn quốc, được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng 3 ở Đại hội toàn quân và Huân chương Kháng chiến hạng nhất ở Đại hội toàn quốc. Đồng thời với việc xây dựng, củng cố, phát triển, tổ chức Đảng, Đoàn, toàn Đội đã kết nạp được 800 đoàn viên Thanh niên cứu quốc và 118 đoàn viên ưu tú được đứng trong hàng ngũ của Đảng Lao động Việt Nam. Về thành tích tập thể, ngoài các LPĐ được tặng thưởng Huân chương ở các chiến dịch, sau khi tổng kết thi đua hàng năm, 2 LPĐ Hoàng Văn Thụ và Tô Hiệu được tặng lá cờ “Thi đua khá nhất” của Bác. LPĐ Minh Khai, hầu hết là thanh niên các dân tộc miên núi được Bác gửi thư khen. Các LPĐ Hoàng Hoa Thám, Hoàng Hữu Nam, Hồ Tùng Mậu, được Ty Công chính Bắc Cạn và Thái Nguyên biểu dương, khen thưởng. Cuối năm 1953, cùng một thời gian có 2 lực lượng TNXP: Đội TNXP công tác TW và Đội TNXP (kiểu mẫu) cùng làm 1 nhiệm vụ. Châp hành chỉ thị của Bác, đồng chí Nguyễn Văn Trân, ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Giao thông Công chính đã chỉ đạo hợp nhất 2 lực lượng TNXP, do đồng chí Vũ Kỳ làm Đoàn trưởng. Tháng 1/1954 2 đội TNXP hợp nhất lấy tên là Đoàn TNXP mag mật danh là "Đoàn XP", chỉ có nam giới. Với 20 LPĐ và gần 3.000 cán bộ đội viên, phục vụ qua 6 chiến dịch và liên tục 3 năm (1951 – 1953) bảo đảm giao thông thông suốt cho quốc lộ số 3 – con đường chiến lược trong kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc – đồng thời còn đảm bảo nhiều việc theo yêu cầu của Tổng cục Cung cấp. Tuy thời gian chỉ gần 4 năm, ngoài việc hỗ trợ đắc lực cho quân đội, làm đầu tàu, nòng cốt cho hành vạn dân công hỏa tuyến trong các chiến dịch, Đội TNXP công tác TW qua thực tiễn đã đào tạo cho Đảng và Đoàn một đội ngũ cán bộ cung cấp cho kháng chiến và rút ra kinh nghiệm tổ chức và chỉ đạo phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ Việt Nam. Đó cũng là tiền đề để ra đời các đội TNXP cấp tỉnh ở các khu vực III, IV, V,… trong kháng chiến chống Pháp, Đoàn TNXP phục vụ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và các Đội TNXP chống Mỹ cứu nước ra đời sau này đều từ kinh nghiệm của Đội TNXP công tác TW. Năm tháng đã qua đi, những cán bộ, đội viên Đội TNXP đầu tiên người còn, người mất, nhưng sự ra đời và những cống hiến to lớn của Đội TNXP công tác Trung ương sẽ tồn tại mãi trong lịch sử, trong phong trào cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc.
Ông Lê Xuân Quát làm việc với đạo diễn bộ phim tài liệu "Bản hùng ca Thanh niên xung phong" tháng 5/2015
Lê Xuân Quát (Nguyên cán bộ các LPĐ 312,Hồ Tùng Mậu, Trần Phú, Đội TNXP Công tác Trung ương, nguyên Đội trưởng Đội TNXP 38)
[i] Chiến dịch Biên giới 1950 còn gọi là Chiến dịch Lê Hồng Phong 2 (16/9 – 17/10/1950), là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do Quân đội Nhân dân (QĐND) thực hiện từ ngày, nhằm phá thế bị cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới Việt - Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ; mở rộng căn cứ địa và tiêu diệt một phần sinh lực quân đồn trú của Pháp, thử nghiệm các chiến thuật cho QĐND Việt Nam khi đó còn thiếu kinh nghiệm đánh lớn. [ii] Chiến dịch Trần Hưng Đạo hay Chiến dịch Trung du (đợt 1: 25-30/12/1950; đợt 2: 12 – 18/1/1951) là một trong những cuộc tiến công lớn của (QĐND) Việt Nam vào phòng tuyến trung du Bắc Bộ của quân Liên hiệp Pháp. Đây là một trong 3 chiến dịch lớn trong đông-xuân 1950-1951.Mục tiêu của của chiến dịch này là lợi dụng thời cơ quân đội Pháp đang hoang mang sau chiến dịch Biên giới, mở cuộc tiến công ở trung du, tạo sức ép buộc quân đội Pháp phải điều động một phần lực lượng tại đồng bằng Bắc Bộ lên ứng cứu, tạo điều kiện cho các đơn vị bộ đội địa phương, đặc biệt là lực lượng các trung đoàn 48, 42... phối hợp với dân quân tại địa phương phát động chiến tranh du kích tại khu vực này, vốn bị hạn chế nhiều do các cuộc càn quét liên tiếp của Pháp. [iii] Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (23/3 – 7/4/1951) là một trong những cuộc tiến công lớn của (QĐND) Việt Nam vào khu vực Hải Phòng thuộc đồng bằng Bắc Bộ do quân Liên hiệp Pháp kiểm soát. [iv] Chiến dịch Hòa Bình (10/12/1951 – 25/2/1952) là chiến dịch tiến công của (QĐND) ở khu vực thị xã Hoà Bình-Sông Đà-Đường 6 (cách Hà Nội khoảng 40 – 60 km về phía tây) nhằm diệt sinh lực địch, đánh bại kế hoạch chiếm đóng Hoà Bình của Pháp, phá phòng tuyến Sông Đà (hướng chủ yếu) và tạo điều kiện phát triển chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ (hướng phối hợp) [v] Chiến dịch Tây Bắc (từ 14/10 – 10/12/1952) là chiến dịch tiến công của QĐND Việt Nam trên hướng Tây Bắc Việt Nam nhằm tiêu diệt sinh lực đối phương, giải phóng một bộ phận đất đai, làm thất bại ý đồ của thực dân Pháp lập "Xứ Thái tự trị". [vi] Ông Hăng-ri Mác-tanh từng bị Tòa án quân sự Pháp kết án năm năm tù hồi những năm 1950 vì hoạt động phản đối "cuộc chiến tranh bẩn" mà người Pháp tiến hành ở Ðông Dương. Ông đã qua đời tháng 2/2015, thọ 88 tuổi [vii] Chiến dịch Thượng Lào (13/4-18/5/1953). Chiến dịch tiến công của QĐND VN phối hợp với QĐ Pathét Lào trên địa bàn hai tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng (Thượng Lào) nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân đội Pháp, giải phóng đất đai, mở rộng căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào. |
Các bài viết liên quan
- Người Bí thư xóa điểm “trắng” về hoạt động đoàn
- Nguyễn Thị Mai Phương - Gương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác trong lĩnh vực học tập
- Bí quyết kiếm tiền tỷ từ kinh doanh máy xúc, máy ủi…
- Tuổi trẻ Hà Đông học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- CHUYÊN MỤC: HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH (Số 4/2016)
- CHUYÊN MỤC: HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH (SÔ 10)
- "Xây dựng phong cách CB Đoàn"
- "Yêu cầu đặt ra đối với công tác chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn nhằm nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn"
- Tài liệu tuyên truyền kỉ niệm 68 năm ngày Thuơng binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2015)
- Tài liệu tuyên truyền Tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Ngày sinh cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
Video Clip | Xem tất cả
Thông tin chỉ đạo | Xem tất cả
Văn hóa - Giải trí | Xem tất cả
Liên kết
Dịch vụ vệ sinh tại Hà Nội: Bảng giá vệ sinh công nghiệp tại Hà Nội, đơn giá vệ sinh công nghiệp, vệ sinh công nghiệp ở Hà Nội, dịch vụ vệ sinh nhà ở hà nội,
Huna: Viên uống trắng da Huna, Viên uống Huna Royal White+++, cao nám Huna, kem chống nắng huna, Serum 24K GoldZyn Huna, mỹ phẩm huna, công ty huna,
Giảm cân Sbody: Giảm cân Sbody, Giảm cân Sbody Slim, Giảm cân Sbody Plus, Giảm cân Sbody Green Coffee, Giảm cân Sbody Cà phê, Nấm giảm cân Sbody, Giảm cân cà phê Nấm men, giảm cân Idol Slim, giảm cân Idol Slim Coffee chính hãng,
Liên kết: my pham linh huong, phụ khoa nữ oa, phụ khang họ nguyễn, my pham mocha, mỹ phẩm chamomile, trị thâm biho ladi, điều kinh bà hồng, nam khoa bà hồng, Mỹ phẩm Magic Skin, Mỹ phẩm Ruby World, Mỹ phẩm Magic Mom, mỹ phẩm huyền phi, công ty huyền phi, Kem face Huyền Phi, tẩy lông Huyền Phi, Hôi nách Huyền Phi, hôi miệng Huyền Phi, tái tạo da huyền phi, Mỹ phẩm Mqskin, tái tạo da MQ Skin, Thay da nhân sâm MQ Skin,
Phụ khoa họ nguyễn: Phụ khoa họ nguyễn, Phụ khang họ nguyễn, điều kinh bà hồng, nam khoa bà hồng,
Hana: Giảm cân Hana, giảm cân hana slim, Hana slim plus, Tăng cân Hana, tan mỡ hana,
Shinichi: Xịt sâu răng Shinichi, công ty shinichi, shinichi,